Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, toàn thành phố hiện có 115.759 học sinh đang học lớp 9. Số học sinh dự kiến tốt nghiệp lớp 9 năm học 2023 – 2024 là 114.601 học sinh (tỉ lệ 99%). Sở dự kiến có khoảng 102.349 học sinh lớp 9 đăng ký thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2024 – 2025. Còn lại khoảng 14.000 – 16.000 học sinh không đăng ký thi tuyển sinh lớp 10.
Câu hỏi đặt ra cho các bậc phụ huynh là “Không thi cấp 3 thì con sẽ làm gì, học tiếp như thế nào”. Thông thường phụ huynh sẽ nghĩ đến việc cho con đi học các loại hình Trung cấp nghề. Vậy Trung cấp nghề là gì? Loại hình đào tạo này có thật sự tốt?. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc để phụ huynh và các em học sinh lựa chọn chương trình học sao cho phù hợp. Tránh những sai lầm, hối tiếc không đáng có vì chọn sai trường, sai nghề.
Nội dung bài viết
Trường Trung cấp nghề là gì?
Trung cấp nghề là môi trường đào tạo nghề nghiệp với tính chất định hướng và dạy nghề. Ở đó học viên lựa chọn và có mong muốn học xong sẽ làm ngay.
Môn học và khố lượng kiến thức của môn học:
Học sinh trường nghề phải học bao nhiêu môn bắt buộc, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT như sau:
1. Môn học
a) Các môn học bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Lịch sử.
b) Các môn học lựa chọn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí.
2. Khối lượng kiến thức của môn học
a) Thời lượng giảng dạy của các môn học như sau:
– Toán, Ngữ văn: 252 tiết/môn học.
– Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử: 168 tiết/môn học.
b) Khối lượng kiến thức của môn học tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì học sinh trường nghề phải học 03 môn học bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Lịch sử.
Các văn bằng nhận được khi hoàn thành chương trình Trung cấp nghề
- Chứng chỉ trung cấp nghề: Là văn bằng chính quy được cấp sau khi kết thúc khoá học trung cấp. Tấm bằng cho biết kết quả học tập của bạn trong suốt quá trình đào tạo tại trường. Đồng thời thể hiện chất lượng kiến thức thực tế có thể tiếp thu.
- Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT: Học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
- Bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông: Khi học xong, học sinh sẽ dự thi kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia với tư cách thí sinh tự do. Khi đậu sẽ được cấp bằng và xét tuyển vào các trường Cao Đẳng, Đại học.
Lưu ý: Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông không phải là bằng tốt nghiệp THPT. Mà đây là giấy chứng nhận người đó đã hoàn thành xong chương trình phổ thông. Không có giá trị tương đương như bằng cấp 3.
Về quy định mới của Bộ Giáo Dục
Khác với năm 2022, năm ngoái 2023 Sở GD đã đưa ra quy định đối với học sinh nhập học lớp 10 THPT công lập/ tư thục phải đảm bảo đúng tuổi/ đúng năm tốt nghiệp THCS.
Nghĩa là năm 2024 này, các trường THPT Công lập/ Tư thục sẽ tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh 10 với điều kiện học sinh lớp 9 sinh năm 2009, hoặc sinh năm 2007, 2008 phải tốt nghiệp THCS đúng năm 2024.
Phụ huynh cần nắm những thông tin quan trọng vì mỗi năm, quy định và chương trình học ngày một thay đổi. Đặc biệt, phải tìm hiểu thật kỹ thông tin về trường để lựa chọn được nơi phù hợp với con mình.
Các mặt hạn chế khi chọn Trung cấp nghề
1. Không thay đổi được ngành nghề sau khi chọn
Một khi đã chọn trường và đăng ký ngành nghề, học sinh sẽ phải học hết lộ trình đào tạo. Trong trường hợp ngành nghề chọn ban đầu không phù hợp, học sinh muốn chuyển sang học một ngành nghề khác, thì sẽ không được chấp nhận. Nếu thực sự mong muốn, học sinh phải hoàn thành chương trình cũ và đăng ký học lại chương trình mới.
Việc này là một trở ngại khá lớn cho các em học sinh. Ở độ tuổi 14 – 15, các em chưa thực sự hiểu rõ sở trường của mình là gì, mong muốn và định hướng tương lai của mình như thế nào. Hầu hết các học sinh Trung cấp nghề đều nghỉ học giữa chừng do chọn sai ngành và chương trình đào tạo không phù hợp.
2. Bằng cấp có giá trị thấp
Đối với Chứng chỉ Trung cấp nghề:
Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà tuyển dụng đều ưu tiên các ứng viên có bằng Đại học + Chứng chỉ tiếng Anh, sau đó mới xét tới những ứng viên có bằng nghề. Mức lương cũng sẽ khác nhau, đương nhiên trình độ Đại học thì mức lương sẽ cao hơn so với Trung cấp nghề. Hơn nữa, sau khi học xong 2 năm nghề, các bạn học sinh cũng chỉ mới 17 tuổi, chưa đủ tuổi làm hợp đồng lao động (theo quy định của pháp luật thì người đủ 18 tuổi mới được phép làm hợp đồng lao động). Khi đó các bạn phải đi làm các cơ sở không uy tín, bị ép lương trong vòng 1 năm.
Về câu chuyện “yêu cầu kinh nghiệm”, đúng là các bạn học nghề sẽ va chạm với công việc trong suốt quá trình học, đó là ưu thế của các bạn khi đi phỏng vấn xin việc. Nhưng các bạn quên một điều rằng, sinh viên đại học cũng đã đi làm thêm từ sớm, thậm chí sẽ được ưu ái nhiều hơn do hầu hết các trường Đại học tốt đều có hợp tác với các công ty lớn. Nên cơ hội cạnh tranh của ứng viên trường nghề rất thấp.
Đối với giấy Chứng nhận hoàn thành chương trình THPT
Trong trường hợp học sinh không thi hoặc trượt kì thi THPT Quốc gia, các em sẽ nhận được chứng nhận này. Chứng nhận này là xác minh cho việc học sinh đã hoàn thành chương trình phổ thông. Không có giá trị tương đương như bằng tốt nghiệp cấp 3.
3. Cơ hội thăng tiến bị hạn chế
Khi học xong Trung cấp nghề, đa số sự nghiệp của các bạn chỉ dừng lại ở mức nhân viên, rất khó để lên bậc quản lý. Nếu các bạn có nỗ lực và được thăng tiến làm quản lý, thì chắc chắn lương cũng sẽ thấp hơn mặt bằng chung so với thì trường. Lý do duy nhất là các bạn KHÔNG CÓ BẰNG ĐẠI HỌC. Đã có rất nhiều trường hợp thực tế bị ép lương do không có bằng đại học. Câu chuyện thực tế sau đây:
Cùng công việc, khác lương vì bằng cấp
Tốt nghiệp hệ trung cấp ngành kế toán Trường trung cấp Kỹ thuật và nghiệp vụ Thủ Đức năm 2006, L.N.H. xin vào làm một công ty sản xuất giày tại Khu công nghiệp Sóng Thần. H. thích nghi ngay với công việc cùng những hoạt động của công ty, trừ chuyện lĩnh lương cuối tháng.
Chuyện là theo H., dù làm cùng công việc với một số nhân viên khác trong phòng, cùng hiệu quả công việc nếu không muốn nói tốt hơn nhưng đến tháng lĩnh lương bao giờ cũng nhận ít hơn các nhân viên này (khoảng 500.000 đồng/tháng).
Tìm hiểu lý do, H. được trả lời vì những nhân viên kia có bằng ĐH trong khi H. chỉ có bằng trung cấp. Sốc vì chuyện lương bổng một phần, phần vì cảm thấy có sự phân biệt đối xử giữa những người cùng công việc, cùng hiệu quả làm việc, H. cho biết sẽ sắp xếp thời gian học lấy bằng ĐH để được nhận lương và khẳng định giá trị như đồng nghiệp.
Trích nguồn Báo Tuoitre: https://tuoitre.vn/khi-bang-cap-ti-le-thuan-voi-tien-luong-334880.htm
Phương án khác ngoài Trung cấp nghề
Căn cứ vào những lý do phân tích như trên, phụ huynh nên đăng ký cho con học xong chương trình cấp 3 trước. Lúc này con sẽ có đủ chín chắn và nhận thức để chọn được ngành nghề phù hợp cho mình.
Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt, phụ huynh cũng nên cân nhắc chọn môi trường học tập phù hợp cho con. Các yếu tố cần kể đến như năng lực học của con, tài chính của gia đình, khoản cách địa lý,…
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về trường Trung cấp nghề. Chúc các bậc phụ huynh và các em học sinh có một kì thi thành công tốt đẹp.
TRƯỜNG THCS – THPT QUỐC TRÍ (thành lập năm 2009)
Địa chỉ: 313 Nguyễn Văn Luông, Quận 6, TP HCM
Hotline: 0868 901 768 – 0868 472 168
Website: www.quoctri.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/thptquoctri
đăng ký tuyển sinh
Quý phụ huynh, học sinh vui lòng để lại thông tin bên dưới để được trường liên hệ về hồ sơ, các thông tin chi tiết về chương trình đào tạo, chi phí và nội quy của trường.